Có nên học ngành Ngôn ngữ Anh? Ngành Ngôn ngữ Anh học gì?

Những năm tuyển sinh gần đây, nhóm ngành Ngôn ngữ nói chung và Ngôn ngữ Anh nói riêng được rất nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu có nên học ngành Ngôn ngữ Anh không, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.

1. Có nên học ngành Ngôn ngữ Anh không?

Trước khi tìm hiểu có nên học ngành Ngôn ngữ Anh hay không, bạn cần nắm được khái niệm về ngành học. Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về những phương pháp học tập loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh. Đây cũng là ngành học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

Theo đánh giá của những chuyên gia giáo dục, trong xu thế toàn cầu hóa, tiếng Anh đã trở thành cầu nối giao tiếp cho mọi quốc gia. Với hơn 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính và trên 100 quốc gia chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Như vậy, ngôn ngữ  Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu.

Có nên học ngành Ngôn ngữ Anh? Ngành Ngôn ngữ Anh học gì?
Ngôn ngữ Anh là ngành học được đánh giá cao với tiềm năng phát triển lớn

Thực tế, đã có nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài tại Việt Nam luôn chọn tiếng Anh là tiêu chí hàng đầu trong công tác tuyển dụng. Việc này cho thấy, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, để có thể trở thành một người lao động giỏi trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi bạn phải làm việc được bằng cả kiến thức và khả năng về ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ này chưa bao giờ bị giới hạn. Vì thế, cơ hội nghề nghiệp của những cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh ngày một rộng mở và phát triển không ngừng. Đầu tư kiến thức tiếng Anh một cách bài bản cũng đồng nghĩa với việc các bạn trẻ đang sở hữu một phương tiện giao tiếp “xuyên quốc gia”. Đây được xem là nền móng vững chắc giúp các tân cử nhân tự tin hòa nhập và khẳng định bản thân trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp với mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và tiềm năng thăng tiến vượt trội.

Đặc biệt, nếu bạn đam mê khám phá ngôn ngữ, và nuôi ước mơ làm việc tại những văn phòng lãnh sự, cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, hoặc các phòng giao dịch quốc tế thì Ngôn ngữ Anh chính là sự chọn hàng đầu. Đây cũng chính là hàng trang cần thiết giúp bạn trở thành một phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền hình ở mảng quốc tế, biên dịch tại các nhà xuất bản, các công ty dịch thuật hoặc thành công với vị trí giảng viên trong các trường đại học, viện ngôn ngữ, trung tâm ngoại ngữ.

Như vậy, Ngôn ngữ Anh là ngành học lý tưởng với cơ hội việc làm hấp dẫn và có tiềm năng lớn.

>>> Tham khảo ngay Trung cấp Phương Nam để tìm hiểu thông tin ngành học đang được chọn lựa nhiều hiện nay.

2. Ngành Ngôn ngữ Anh học những gì?

Là ngành học thu hút nhiều thí sinh chọn lựa, Ngôn ngữ Anh được nhiều trường đại học, cao đẳng theo các chuyên ngành cụ thể như Tiếng Anh thương mại, Tiếng Anh biên phiên dịch, Tiếng Anh giảng dạy… Những sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử.… nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh.

Với những kiến thức được cung cấp, sinh viên sẽ làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trên bước đường hội nhập quốc tế.

Có nên học ngành Ngôn ngữ Anh? Ngành Ngôn ngữ Anh học gì?
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên sâu về ngành

Một số môn học chuyên ngành có thể kể đến: Văn học Anh – Mỹ, Văn hóa Anh – Mỹ, Biên dịch Anh – Việt, Biên dịch Việt – Anh, Phiên dịch thương mại, tiếng Anh dùng trong văn bản ngoại giao, tiếng Anh tài chính – ngân hàng, tiếng Anh du lịch, tiếng Anh giao tiếp kinh doanh…..

Với những kiến thức được trang bị, sinh viên tốt nghiệp Ngôn ngữ Anh sẽ đảm nhận được nhiều vị trí công việc khác nhau như:

Biên phiên dịch cho các công ty, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hổi của Việt nam và quốc tế, dịch thuật cho các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách, báo chí…

Nhân viên truyền thông, marketing, tổ chức sự kiện kiện, thư ký, trợ lý…

Nếu các bạn có kỹ năng nghề cơ bản có thể làm trong các lĩnh vực như: kế toán, ngân hàng, hướng dẫn viên du lịch hay nhân viên kinh doanh.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Ngôn ngữ Anh và có quyết định đúng đắn khi chọn ngành học.

Rate this post