Ngành Phục hồi chức năng ra làm gì

Ngành Phục hồi chức năng ra làm gì? Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan về ngành Phục hồi chức năng trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngành Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y tế, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, xã hội, giáo dục và kỹ thuật phục hồi nhằm hồi phục hoặc cải thiện khả năng hoạt động bình thường của những bệnh nhân không may bị khiếm khuyết hay suy giảm chức năng vận động của cơ thể.

Đặc biệt, đây là một phương pháp điều trị bệnh không sử dụng thuốc mà dùng các kỹ thuật nhằm giúp người bệnh hồi phục khuyết tật, đồng thời tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân, giảm thiểu các hậu của của tàn tật, khiếm khuyết.

Ngành Phục hồi chức năng ra làm gìNgành Phục hồi chức năng ra làm gì?

Ngành Phục hồi chức năng hay còn gọi Kỹ thuật Phục hồi chức năng là một ngành học chuyên đào tạo ra những bác sĩ có nhiệm vụ giúp bệnh nhân phục hồi dần, trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.

Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật. Ngành Phục hồi chức năng giúp người bệnh có thể tham gia các hoạt động của xã hội và được bình đẳng như những con người khác khi phục hồi được mọi chức năng bình thường của cơ thể.

2. Ngành Phục hồi chức năng ra làm gì?

Khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, sinh viên có cơ hội được làm việc tại khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến địa phương hay các trung tâm y tế, trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện y học cổ truyền, các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật hay tổ chức của chính phủ và phi chính phủ về hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

Vậy ngành Phục hồi chức năng ra làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng Phục hồi chức năng tại Nha Trang, các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ lượng kiến thức cùng với kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được những công việc.

Cụ thể, công việc của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng như sau:

  • Xem xét bệnh án của bệnh nhân hoặc lấy thông tin từ bác sĩ, thầy thuốc.
  • Quan sát bệnh nhân hoạt động (đứng, đi lại…) để chẩn đoán khả năng hồi phục.
  • Lên kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi cho người bệnh.
  • Hướng dẫn người bệnh điều trị bằng các kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình. Các kỹ thuật chính được thực hiện trong ngành Phục hồi chức năng gồm nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser trị liệu, xoa bóp…
  • Sử dụng các bài tập, diễn tập kéo dài, thực hành điều trị và sử dụng các thiết bị để giảm đau, tăng khả năng đi lại của bệnh nhân, ngăn các cơn đau và tạo điều kiện giữ gìn sức khỏe, các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.
  • Theo dõi tình hình tiến triển của người bệnh theo thời gian cụ thể đồng thời có những tác động vào tinh thần người bệnh như an ủi, động viên, hướng dẫn các điều trị bệnh.
  • Đánh giá tiến trình bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc và thử các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân làm thế nào để có được kết quả mong đợi và cách tốt nhất để phục hồi.

Ngoài ra, các Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc và theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Ngành Phục hồi chức năng ra làm gìNgành Phục hồi chức năng ra làm gì?

3. Những tố chất cần có khi theo học Phục hồi chức năng

Để học tập tốt và thành công trong ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, đòi hỏi người học cần có những tố chất sau:

  • Nắm vững những kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong lĩnh vực Phục hồi chức năng. Khi nắm vững những kiến thức và kỹ năng trong ngành nghề thì bạn mới có thể vận dụng vào quá trình điều trị bệnh lý đối với từng bệnh nhân khác nhau.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt: Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, các Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cần phải biết cách phối hợp với đồng nghiệp. Đồng thời phải có cách ứng xử với bệnh nhân và người nhà của họ đúng chuẩn mực; có thái độ tôn trọng lẫn nhau.
  • Có niềm đam mê với công việc: Đây là một tố chất quan trọng giúp bạn đạt thành công trong công việc. Bởi khi đam mê bạn sẽ muốn học hỏi và tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến ngành nghề, vượt qua được những thử thách và có ý chí vươn lên khi gặp khó khăn.
  • Thận trọng trong công việc: Mỗi một khâu thực hiện trong quá trình điều trị liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, khi thực hiện công việc bạn nên thận trọng tỉ mỉ để tránh những điều không xảy ra đối với bệnh nhân.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn biết được ngành Phục hồi chức năng ra làm gì và những tố cần cần thiết khi theo học ngành này.

Tổng hợp

Rate this post