nhung-cau-chuyen-ve-long-trung-thucnhung-cau-chuyen-ve-long-trung-thuc

Lòng trung thực được đánh giá là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người vì trung thực dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào sẽ được mọi người tôn trọng. Dưới đây là những câu chuyện về lòng trung thực để cha mẹ tham khảo cho con học.

Ông cha ta từ xa xưa đã hiểu được tầm quan trong của sự trung thực nên luôn có những câu chuyện về lòng trung thực truyền từ đời này sang đời kia để dăn dạy con cái. Nếu giả dối chắc chắn sẽ bị mọi người quay lưng.

Việc giữ gìn lòng trung thực chính là giữ gìn đạo đức của mình 1 cách đáng quý nhất. Trung thực có thể nói là phẩm chất đạo đức mà qua đó ta có thể đánh giá được giá trị của một con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có được lòng trung thực. Hãy chia sẻ những câu chuyện về lòng trung thực đáng tự hào nhất mà qua đó khuyên răn thế hệ sau thật thà, và trung thực.

Những câu chuyện về lòng trung thực

Câu chuyện về cậu bé đánh giày

“Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày là một trong những mẩu chuyện rất đáng học tập.

Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn, bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào sảnh của 1 quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”.

Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đèn ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:

– Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.

– Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ.

– Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.

– Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu.

– Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon”. Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.

Bài học cuộc sống:

Dù là ở trong bất kì hoàn cảnh nào, hoàn cảnh có nghiệt ngã đến đâu hãy luôn giữ lấy đạo đức của mình thì bạn luôn xứng đáng được tôn trọng phải nhớ thiếu thốn vật chất chẳng là gì so với khiếm khuyết tâm hồn. Vì thế chỉ cần bạn trung thực với chính mình, trung thực với mọi người thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người yêu thương bạn.

Câu chuyện Cậu bé đánh giày ý nghĩa
Câu chuyện Cậu bé đánh giày ý nghĩa

Hạt thóc giống

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Câu chuyện đã nói lên sự trung thực là đức tính quý giá nhất của con người con người mất đi một nửa giá trị nếu không có nó. Trong câu chuyện “Hạt thóc giống” tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, sợ vua sẽ trừng phạt. Họ quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.

Hạt giống không nảy mầm

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

nhung-cau-chuyen-ve-long-trung-thuc
Câu chuyện hạt giống không nảy mầm

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Ý nghĩa câu chuyện: qua câu chuyện của cậu bé Chôm chúng ta thấy được lòng trung thực là một đức tính quý báu chính trung thực ấy đã giúp cậu bé Chôm được nhà vua truyền ngôi.

Em bé bán khoai

“5 giờ chiều, sau tiếng chuông tan sở vang lên, mọi người hối hả ra về. Tối nay, tôi chưa có kế hoạch gì nên cứ thủng thẳng mà đi, chẳng vội gì. Tôi rất thích thả bộ một chút, ngắm phố phường tấp nập người xuôi ngược. Nắng đã nhạt, gió vờn nhẹ trên lá cây, chỉ có con đường bận rộn. Tôi đang mơ màng thì chợt có một tiếng chào hàng cất lên sát bên “Chú ơi, chú mua giùm con đi chú”.

Trông sang, một bé gái chừng 10 – 12 tuổi, đầu đội một cái rá bên trong có 2 củ khoai luộc, mặt mũi lem nhem mồ hôi, giọng thảng thốt “Chú mua giùm con với, không về dượng con đánh chết”.

Tôi nhìn đứa bé, mắt nó đỏ hoe, tội nghiệp thật. “Bao nhiêu cháu?” – Tôi hỏi nhỏ.

“Năm ngàn chú ạ, chú mua giùm con nha chú” – cả giọng nói, cả ánh mắt của nó như lóe lên niềm hy vọng. Tôi cầm 2 củ khoai rồi đưa cho nó tờ 50 ngàn đồng và bảo “Chú cho con này, mau về đi”.

Con bé buồn bã nói “Con không có tiền thối và cũng không dám nhận tiền của chú vì về nhà dượng con kiểm tra thấy thừa tiền ra lại cho là những ngày trước con đã giấu tiền đi sẽ đánh con đau lắm”.

“Thì con cất riêng 45 ngàn đi” – tôi bày vẽ cho nó.

“Không được đâu chú ạ, tính con trung thực, có thế nào nói thế đó, còn dượng con thì không tin đâu” – con bé mở tròn đôi mắt nhìn tôi.

Đến lượt tôi bối rối, nước mắt chực trào ra, đưa cho nó 5 ngàn đồng rồi bước đi. Tôi cầu mong và tin rằng “Đứa bé này rồi sẽ có một cuộc đời hạnh phúc bởi lòng trung thực của nó”.

Ý nghĩa câu chuyện: cô bé bán khoai tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất hiểu chuyện và trung thực phát huy được phẩm chất đạo đức của mình.

 

4.5/5 - (2 bình chọn)