phong-cach-lanh-daoPhong cách lãnh đạo là gì? Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến

Định hình phong cách lãnh đạo rất quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp và cá nhân của người lãnh đạo. Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng chúng tôi tìm hiểu!

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ.

Phong cách lãnh đạo thường là sự áp dụng giữa tính cách, kinh nghiệm sống, trí tuệ cảm xúc và suy nghĩ của nhà lãnh đạo. Việc biết được phong cách lãnh đạo đó có hiệu quả, phù hợp với tổ chức hoặc tình huống hay không là rất quan trọng.

phong-cach-lanh-dao

Phong cách lãnh đạo được thể hiện chủ yếu qua 3 phương diện:

  • Dấu ấn: Cách thức tương tác với đồng nghiệp.
  • Chức năng: Cách nhà lãnh đạo tác động đến tốc độ cũng như hiệu quả công việc.
  • Động lực:Khả năng thúc đẩy quá trình làm việc của các thành viên.

Các loại phong cách lãnh đạo phổ biến

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Những nhà lãnh đạo có phong cách độc đoán nên cố gắng lắng nghe, phát triển lòng tin và biết cách công nhận thành tích của các thành viên trong nhóm.

Ưu điểm:

  • Các nhà lãnh đạo độc đoán thường có phong thái tự tin, đáng tin cậy, năng động, rõ ràng và nhất quán.
  • Hiệu quả trong tình huống khẩn cấp: Khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp hoặc quyết định phải được đưa ra một cách nhanh chóng, phong cách lãnh đạo độc đoán có thể hiệu quả hơn bởi nhà lãnh đạo có khả năng quyết đoán và không cần phải tham khảo ý kiến của những người khác.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình. Mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có cơ hội đóng góp ý kiến, trao đổi tự do và thảo luận cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định.

Ưu điểm phong cách lãnh đạo dân chủ:

  • Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa các nhâ viên và đối với cấp trên của mình.
  • Các thành viên cùng được trao đổi với nhau để làm việc và đóng góp sức lực mình cho doanh nghiệp.
  • Áp dụng cách quản lý nhân sự này sẽ tạo ra sự gắn kết và mang đến năng suất làm việc cao.
  • Người quản lý sẽ hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.

Đọc thêm: Đặc trưng cơ bản của phong cách cổ điển là gì?

Phong cách lãnh đạo ủy quyền

Phong cách này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có đội ngũ giàu kinh nghiệm. Nhà lãnh đạo có phong cách này thường cảm thấy thoải mái với những sai lầm và ưu tiên quyền tự do lựa chọn tại nơi làm việc.

Ưu điểm:

  • Thúc đẩy sự sáng tạo và trao quyền cho các thành viên trong nhóm tham gia và thực hành nhiều hơn, giúp cải thiện kỹ năng và phát triển chuyên môn của họ.
  • Phong cách này không cần nhiều chỉ đạo, hướng dẫn từ các nhà lãnh đạo. Điều này một phần cũng mang lại cho nhân viên động lực và trách nhiệm để làm việc hiệu quả nhất.

Phong cách lãnh đạo theo phong cách huấn luyện

Nhà lãnh đạo có phong cách huấn luyện thường sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt, đóng vai trò như một huấn luyện viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của họ. Người lãnh đạo sử dụng các kỹ thuật huấn luyện để giúp nhân viên hoàn thiện và nâng cao kỹ năng, tăng cường sự tự tin và động lực trong công việc.

Ưu điểm:

  • Phong cách lãnh đạo huấn luyện viên thúc đẩy mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và các thành viên trong nhóm khi họ được hỗ trợ và giúp đỡ để phát triển kỹ năng và năng lực của mình, đồng thời tạo dựng một môi trường làm việc gắn bó chặt chẽ.
  • Khuyến khích các thành viên trong nhóm xây dựng sự tự tin, phát triển các kỹ năng để gia tăng hiệu suất công việc.

Phong cách lãnh đạo theo phong cách chuyển đổi

Có thể nói phong cách này khá giống với phong cách lãnh đạo huấn luyện viên, nhưng, thay vì đặt phần lớn sức lực vào các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên, nhà lãnh đạo chuyển đổi được thúc đẩy bởi sự cam kết đối với các mục tiêu của tổ chức.

phong-cach-lanh-dao

Ưu điểm phong cách chuyển đổi:

  • Coi trọng mối quan hệ cá nhân với nhóm của họ giúp thúc đẩy tinh thần và khả năng giữ chân công ty.
  • Đề cao đạo đức của doanh nghiệp thay vì hướng 100% tinh lực vào để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Phong cách lãnh đạo giao dịch

Theo phong cách lãnh đạo này, người quản lý sẽ xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy năng suất, khen thưởng cho người lao động khi họ đạt được KPI đề ra và sẽ có những hành động kỷ luật nếu không đạt được chỉ tiêu đề ra.

Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu, thông qua các mục tiêu ngắn hạn.

Phong cách lãnh đạo theo phong cách quan liêu

Lãnh đạo quan liêu là kiểu lãnh đạo có quy tắc, tức là mọi quy trình, quy định phải luôn tuân thủ theo chính sách đã đặt ra, không được linh hoạt thay đổi. Nhà lãnh đạo có thể lắng nghe và xem xét ý kiến ​​đóng góp của nhân viên, nhưng họ có thể từ chối nếu ý kiến ​​đóng góp đó không phù hợp với chính sách của công ty hoặc các thông lệ trước đây.

Ưu điểm: Mỗi người trong nhóm/ công ty đều được xác định vai trò  rõ ràng. Nhà quản trị nên tách biệt công việc khỏi các mối quan hệ để tránh làm lu mờ khả năng đạt được mục tiêu của nhóm.

Phong cách lãnh đạo phục vụ

Phong cách lãnh đạo phục vụ (Servant leadership) là kiểu ưu tiên phục vụ tổ chức rồi mới tới các nguyên tắc của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo phục vụ sẽ cố gắng tìm mọi cách để phát triển, truyền cảm hứng cho những thành viên trong nhóm đạt được kết quả tốt nhất. Phong cách này yêu cầu các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm, thấu hiểu, tính chính trực và hào phóng cao.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ các thành viên phát triển và khám phá ra nhiều điểm mạnh tiềm ẩn của bản thân.
  • Phong cách này không áp đặt suy nghĩ của nhà lãnh đạo lên người khác mà thường sẽ lắng nghe, thấu hiểu những vấn đề mà cấp dưới đang gặp phải và đưa ra giải pháp hữu ích.

Phong cách lãnh đạo theo tình huống

Nhà lãnh đạo tình huống là người có kỹ năng giao tiếp tốt, họ cũng có khả năng phân tích những thay đổi của thị trường, có thể nhanh chóng đánh giá, cập nhật quy trình để đảm bảo cơ cấu vận hành. Phong cách này phù hợp với các công ty mới thành lập hoặc doanh nghiệp yêu cầu thay đổi thường xuyên và sự hỗ trợ linh hoạt.

Ưu điểm:

  • Phương pháp lãnh đạo này có thể thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên.
  • Đảm bảo cho các thành viên không bị mắc kẹt khi phải làm việc theo cách không phù hợp với tình huống.

Xem thêm: Bật mí những điểm độc đáo trong phong cách Boho

Trên đây là nhưng thông tin về các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc, cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Rate this post