Những năm tuyển sinh gần đây, ngành Ngôn ngữ học được nhiều thí sinh quan tâm và tìm hiểu. Vậy ngành Ngôn ngữ học học những gì? Ngành Ngôn ngữ học ra làm gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề trên, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Ngành Ngôn ngữ học học những gì?
Đây là thắc mắc của hầu hết thí sinh khi đăng ký xét tuyển ngành học này. Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, Cử nhân ngành Ngôn ngữ học sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ cũng như phương pháp nghiên cứu, phân tích cụ thể để có thể tác nghiệp trong những môi trường có liên quan đến Ngôn ngữ học, Việt ngôn ngữ và Tiếng Việt như nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học, biên tập và xuất bản báo chí, phát thành truyền hình…
Cụ thể, sinh viên sẽ được học những học phần dưới đây:
Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
- Logic học đại cương
- Xã hội học đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Hán Văn cơ sở
- Chữ Nôm
- Thực hành văn bản tiếng Việt
Kiến thức ngành
- Đại cương về ngôn ngữ học
- Ngữ âm tiếng việt
- Từ vựng học tiếng Việt
- Ngữ pháp học tiếng Việt
- Ngữ nghĩa học
- Phương ngữ học tiếng Việt
- Phong cách học tiếng Việt
- Ngữ dụng học
- Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam
- Lý thuyết căn bản
Trong đó, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như Logic học đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Hán văn cơ sở, chữ Nôm, Thực hành văn bản tiếng Việt, Đại chương về ngôn ngữ học, Ngữ âm học tiếng Việt, Từ vựng học tiếng Việt, Ngữ pháp học tiếng Việt, Phương ngữ học Tiếng Việt, Lỹ thuyết văn bản, Ngữ dụng học và Các ngôn ngữ dân tộc hiểu số ở Việt Nam.
2. Ngành Ngôn ngữ học ra làm gì?
Những Cử nhân ngôn ngữ học sau tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau. Một số công việc phổ biến như:
- Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học và Việt ngữ học
- Dạy tiếng Việt, văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài
- Dạy văn học và tiếng Việt tại những trường phổ thông
- Công tác tại những biên tập viên ở nhà xuất bản, biên tập viên, phóng viên hay những cơ quan văn hóa, giáo dục , hành chính và doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm những công việc khác liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa tại những cơ quan văn hóa, hành chính và doanh nghiệp, giáo dục…
Với những công việc nêu trên, sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ có thể làm việc tại những cơ quan sau:
- Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, Phân viện KHXH ở Tp Hồ Chí Minh, Viện Đông Nam Á, Viện Cơ yếu…
- Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của Trường Đại học KHXH-NV, ĐHQG Hà Nội; các khoa Ngữ văn, khoa Khoa học Xã hội của các trường Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ và của nhiều trường đại học khác trong cả nước
Ngành Ngôn ngữ học học những gì? Ngành Ngôn ngữ học ra làm gì?
- Những nhà xuất bản như nhà xuất bản Giáo dục, Lao động, Phụ nữ, ĐHQG Hà Nội, ĐHSP Hà Nội…
- Các cơ quan báo chí, truyền thông, như: TTXVN, Đài THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo Nhân dân, Hà Nội mới, Lao động, Lao động – Xã hội…; các cơ quan báo chí, truyền thông khác ở trung ương và địa phương hay những trường cao đẳng, trung cấp, các trường PTCS và PTTH,..
Như vậy, cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ học có cơ hội việc làm khá đa dạng, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
*** Xem thêm: Du học ngành Ngôn ngữ học tại Mỹ và những thông tin cần nắm
3. Để theo học ngành Ngôn ngữ học cần có những tố chất gì?
Ngôn ngữ học không đơn giản chỉ là học ngôn ngữ. Ngành học này còn mang tới cho sinh viên ký năng lý thuyết, kỹ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Những tố chất và kỹ năng cơ bản để trở thành nhà Ngôn ngữ học là:
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng trình bày và soạn thảo văn bản
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin..
Trên đây là một số thông tin về ngành Ngôn ngữ học ra làm gì. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu tổng quan về ngành Ngôn ngữ học hiệu quả.