Cùng với lời ru, những câu chuyện cổ tích luôn theo ta lớn lên hàng ngày từ thuở còn nằm nôi. Và sau đây là những câu chuyện cổ tích gợi nhớ về tuổi thơ hay nhất mà mình muốn giới thiệu đến các bạn.

Tổng hợp những câu chuyện cổ tích hay nhất

Truyện cổ tích hay Sự tích hồ Ba Bể

Hằng năm, dân làng Năm Mẫu đều sẽ tổ chức cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá, dân chúng tập trung lại rất đông. Một hôm, có bà lão xuất hiện, quần áo rách tả tơi, bị mắc bệnh cùi hủi, bà đi xin ăn thì ai cũng xua đuổi vì sợ lây bệnh. Tuy nhiên, có một người đàn bà góa chồng sống cùng với con trai đã động lòng thương hại nên cho bà lão ăn uống đầy đủ và ở lại một đêm.

Sáng hôm sau bà lão nói với hai mẹ con bà không phải là người phàm, chỉ giả ăn mày để thử lòng dân làng Năm Mẫu, và cho biết sắp có đại nạn. Khi gặp đại nạn thì hai mẹ con chỉ cần chạy lên đỉnh núi cao thì có thể tránh được, sau đó bà lão biến mất.

Qua ngày hôm sau có đại nạn xảy ra thật, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Cả làng đều bị chết hết, chỉ có hai mẹ con góa chồng là sống sót nhờ làm theo lời chỉ dẫn của bà lão.

Nhung-cau-chuyen-co-tich-hay-nhat
Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Xem thêm: Những câu chuyện ngắn về đạo đức ý nghĩa

Cả thung lũng bị nước ngập hóa thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể nên được gọi là hồ Ba Bể. Còn hai mẹ con góa chồng thì dựng một gian nhà nhỏ sinh sống trên núi, về sau nơi này trở thành một ngôi làng đông đúc và vẫn có tên là làng Năm Mẫu.

Ý nghĩa nhân văn: Nhờ có tấm lòng nhân hậu mà mẹ con người phụ nữ góa chồng đã thoát khỏi thiên tai. Từ đó cần phải biết yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn và khi mình gặp khó khăn thì mọi người cũng sẽ giúp đỡ lại.

Sự tích dã tràng xe cát biển Đông

Dã Tràng vốn là một chàng trai tốt bụng, nhờ ra tay giúp một con rắn đực mà được tặng một viên ngọc quý. Về sau cũng vì viên ngọc đó cùng sự tốt bụng của mình, Dã Tràng lại bị dân làng phản bội, đàn quạ hàm oan rắp tâm hãm hại. Nhưng rồi lại nhờ viên ngọc cậu ta đã thoát tội diệt thân. Về sau, Dã Tràng vì cứu mạng một đôi ngỗng mà được tặng thêm một viên ngọc quý.

Nhờ có viên ngọc có thể khuấy đảo Long cung mà anh được Long Vương ban cho vàng bạc châu báu với điều kiện không bao giờ mang viên ngọc đó đi náo loạn các vùng nước. Tưởng chừng như có hết mọi thứ trong tay, cuối cùng, vì hai viên ngọc quý mà người vợ bỏ đi theo lời dụ dỗ của Long Vương. Bởi tiếc ngọc quý, tức giận vợ mình và Long Vương, Dã Tràng quyết tâm đem cát lấp biển để đắp thành đường đi đòi lại ngọc. Kết cuộc, cậu ta chết đi, hóa thành con dã tràng, ngày ngày lăn cát đi lấp biển, nhưng rồi sóng biển lại xô cho tan biến.

Ý nghĩa nhân văn: Con người mà có lòng tham vô đáy làm chuyện xấu thì sẽ bị trừng trị thích đáng.

Cây tre trăm đốt

Nhung-cau-chuyen-co-y-nghia
Những câu chuyện có ý nghĩa

Xem thêm: Đọc sách là gì?

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”.

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: “khắc nhập, khắc nhập!” để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và “khắc xuất, khắc xuất!” để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu “khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

Ý nghĩa nhân văn: Chỉ cần chăm chỉ, cần cù, chịu khó thì kì tích luôn xuất hiện.

Trên đây bài viết vừa tổng hợp những câu chuyện cổ tích hay nhất, hy vọng bài viết thực sự hữu ích đến bạn đọc.

Rate this post