phong-cach-iwagumiphong-cach-iwagumi

Nếu là người đam mê nuôi cá thủy sinh chắc hẳn bạn nghe về phong cách Iwagumi. Vậy phong cách Iwagumi có gì đặc biệt mà lại có nhiều người yêu thích như vậy?. Trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về phong cách Iwagumi hay được gọi là nghệ thuật xếp đá Nhật Bản.

Phong cách Iwagumi được ông Takashi Amano cha đẻ trong thủy sinh hiện đại, sáng tạo ra khoảng 30 năm trước. Bể thủy sinh phong cách Iwagumi có nhiều người yêu thích và ưa chuộng lan truyền khắp thế giới nhờ vào vẻ đẹp đơn giản, hài hòa. Phong cách thủy sinh Iwagumi mang lại cảm giác bình yên cho người xem.

Thế nào là phong cách Iwagumi?

“Iwagumi” trong tiếng Nhật có nghĩa là “Hình dáng của đá”, mỗi viên đá trong bố cục Iwagumi đều là một phần không thể thiếu trong bể cá thủy sinh. Về cơ bản, bố cục đề cập đến kiến trúc đá, vị trí và các góc cạnh của từng viên đá trong thiết kế.

Phong cách Iwagumi là một trong những phong cách chơi thủy sinh chỉ sử dụng chất liệu đá, sắp xếp với sự đơn giản, tinh tế và không gian mở mô phỏng cảnh quan thiên nhiên. Phong cách thủy sinh Iwagumi được sắp xếp theo luật chặt chẽ tạo nên một khung cảnh tĩnh lặng, phong cách thiền đòi hỏi sự cân bằng giữa không gian bể, đá, cây trồng. Nét đặc trưng của phong cách thủy sinh Iwagumi là có tỷ lệ của bố cục tổng thể không bị quá cân bằng. Và thông thường số lượng đá trong bể là số lẻ các đá sắp xếp theo tỷ lệ vàng hoặc tỷ lệ 1/3. Chẳng hạn như trong bể có ít nhất 3 viên đá thì có 1 viên đá lớn và ít nhất 2 viên đá phụ nhưng vẫn đảm bảo là số lẻ.

phong-cach-iwagumi
Phong cách Iwagumi chỉ sử dụng chất liệu đá

Tìm hiểu ngay Phong cách Unisex là gì? Những item Unisex của giới trẻ

Bố cục Iwagumi đi theo một khuôn mẫu chung truyền thống sẽ có tối thiểu ba viên đá trong một bể Iwagumi. Tuy nhiên có thể tùy ý sáng tạo tăng giảm số lượng đá để có một bố cục ưng ý.

Iwagumi trong nhật ngữ cũng có nghĩa là vườn đá, iwagumi là nghệ thuật xếp đặt bố cục đá sao cho có không gian tự do, tĩnh lặng. Phù hợp cho những người chơi phải có kiến thức về bố cục vì đây là phong cách thủy sinh khó theo đuổi.

Phong cách thủy sinh Iwagumi cũng quy định sử dụng các loại cá cảnh và cây trồng ở mức độ tối thiểu giúp tạo sự tự nhiên, phá bỏ đi sự đối xứng trong bố cục. Những con số đá lẻ có thể tạo nên một thiết kế “tĩnh” cũng khiến người xem không bị phân tách bố cục thành 2 phần khi nhìn vào hồ thủy sinh.

Thiết kế và bố cục cơ bản phong cách Iwagumi

Có thể bạn chưa biết, mỗi viên đá trong bố cụ Iwagumi đều có vai trò và có tên riêng trong thiết kế tổng thể.

Oyaishi

Đây là viên đá lớn nhất mang tính thẩm mỹ cao nhất trong toàn bộ thiết kế. Oyaishi thường khá góc cạnh là trọng tâm chính của bể.

Fukuishi

Fukuishi là hòn đá lớn thứ hai trong bể cá thủy sinh của bạn, nó thường được đặt ở bên phải hoặc bên trái của Oyaishi sẽ đóng vai trò cân bằng cho Oyaishi.

Soeishi

Đây là hòn đá lớn thứ 3 trong hồ thủy sinh, có tác dụng làm nổi bật thêm vẻ đẹp của các hòn đá chính.

Suteishi

Suteishi là những viên đá nhỏ còn lại trong bố cục để đóng vai trò cân bằng phần còn lại của thiết kế.

phong-cach-iwagumi
Bố cục phong cách Iwagumi mang tính chất dứt khoát và đa dạng

Tham khảo: Phong cách Indie là gì?

Bố cục cho hồ thủy sinh phong cách iwagumi

Bạn chơi hồ thủy sinh phong cách Iwagumi cần tuân thủ theo quy tắc 1/3. Phiến đá to nhất (oyaishi) nằm ở góc 1 phần 3 hồ hướng lên trên.

Phiến đá thứ hai (fukuishi) xoay hướng đối diện với cục đá to nhất tạo ra cân bằng.

Phiến đá thứ 3 (suteishi) được đặt quanh để tạo nên tổng thể trong hồ phải luôn là số lẻ

Cuối cùng là suteishi, cục đá nhỏ để xung quanh để cân bằng trong thiết kế.

Các loại cây và cá được sử dụng trong phong cách Iwagumi

Cây thủy sinh và cá cảnh trong phong cách Iwagumi như cây ngưu mao chiên, cây rau má hương, rêu Minifiss, trân châu Nhật, trân châu ngọc trai,…

Các loại cá cảnh được sử dụng trong phong cách này như cá neon vua, cá tam giác, cá trâm tối giản và hài hòa giữa các bố cục.

Phong cách Iwagumi thoạt nhìn dễ chơi nhưng lại khá khó khăn việc sắp xếp và lựa chọn cây thủy sinh, cá cảnh phù hợp cũng đòi hỏi kỹ năng sáng tạo của bạn. Phong cách Iwagumi cũng rất khó để thiết kế duy trì vì có sự bó hẹp trong chủng loại và số lượng động thực vật. Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về phong cách Iwagumi và có thể thử sức mình với một hồ thủy sinh mang đậm dấu ấn của bản thân.

Rate this post