Là ngành học thuộc khối Khoa học xã hội, ngành ngôn ngữ học cũng được nhiều thí sinh quan tâm và tìm hiểu. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Ngành Ngôn ngữ học là gì?
Ngôn ngữ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ học bao gồm 3 khía cạnh là hình thái ngôn ngữ, nghĩa trong ngôn ngữ và ngon ngữ trong ngữ cảnh. Những người nghiên cứu bộ môn này được gọi là nhà ngôn ngữ học.
Ngôn ngữ học phân tích ngôn ngữ con người như một hệ thống liên kết âm thanh với ý nghĩa. Ngữ âm học nghiên cứu về âm học và cấu âm của sự tạo thành và tiếp nhận âm thanh từ lời nói hay ngoài lời nói.
2. Ngành Ngôn ngữ học thi khối nào?
Hiện nay, ngành Ngôn ngữ học được tuyển sinh và đào tạo tại nhiều trường Đại học thuộc khối Khoa học xã hội với hình thức xét tuyển khác nhau.
Ngành Ngôn ngữ học xét tuyển chủ yếu bằng kết quả thi THPT của khối C: Văn- Sử- Địa và khối D01: Toán- Văn- Anh.
Bên cạnh đó, với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, nhiều cơ sở đào tạo tuyển sinh đầu vào ngành Ngôn ngữ theo các khối xét tuyển khác như:
- D06: Ngữ Văn- Toán- Tiếng Nhật
- D78: Ngữ Văn- Khoa học xã hội- Tiếng Anh
- D02: Ngữ Văn- Toán- Tiếng Nga
- D03: Ngữ Văn- Toán- Tiếng Pháp
- D04:Ngữ Văn- Toán- Tiếng Trung
- D05: Ngữ Văn- Toán- Tiếng Đức
- D80: Ngữ Văn- Khoa học xã hội- Tiếng Nga
- D82: Ngữ Văn- Khoa học xã hội- Tiếng Pháp
- D83: Ngữ Văn- Khoa học xã hội- Tiếng Trung
3. Ngành Ngôn ngữ học học những gì?
Trong quá trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hóa, những kiến thức về chuyên ngành ngôn ngữ như lý luận ngôn ngữ, Việt ngữ học, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc thiểu số…phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và quản lý về ngôn ngữ học, ngôn ngữ và văn hóa.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được cung cấp những kiến thức cơ bản như kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp, kỹ năng trình bày và soạn thảo.. những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ và công nghệ thông tin… để đáp ứng như hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ..
Ngoài ra, sinh viên còn được trau dổi nhiều kiến thứ lý thuyết, kỹ năng phân tích và khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Chính giá trị này khiến ngành ngôn ngữ học trở nên gần gũi và hữu dụng với thực tiễn nhưng cũng rất thú vị và mới mẻ khi khám phá.
*** Xem thêm: Biên tập viên sách là làm gì? Tìm hiểu nghề biên tập viên sách
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học
Theo chia sẻ của bộ phận Tư vấn tuyển sinh, học Ngôn ngữ học ra làm gì là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm và thắc mắc.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ, bạn có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:
Nghiên cứu viên tại những Viện Ngôn ngữ, viện Thông tin Khoa học và Xã hội Việt Na, Viện Đông Nam Á…với công việc nghiên cứu ngôn ngữ học, Việt ngữ học, ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ, viên soạn từ điển, sách giáo khoa…
Bạn cũng có thể đảm nhận vị trí giảng viên giảng dạy Ngôn ngữ học cho sinh viên Việt Nam hoặc tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài tại Khoa Ngôn ngữ học, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học- Khoa Ngôn ngữ học, Viện Việt Nam học và phát triển…
Đảm nhận công tác biên tập viên tại nhà xuất bản, biên tập viên điện tử, biên tập viên truyền hình. Đây là những người làm công việc tại nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài phát thanh truyền hình. Nhiệm vụ của các biên tập viên là đề xuất yêu cầu về nội dung đối với xuất bản phẩm, thiết kế và biên tập xuất bản phẩm và sửa các lỗi và nội dung và hình thức của bản thảo…
Trên đây là những thông tin chia sẻ về ngành Ngôn ngữ học, giúp bạn nắm được những thông tin tổng quan về ngành.
>>> Click ngay Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để tham khảo thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm với khối ngành Y Dược.