vẽ tranh minh họa truyện cổ tích

Những câu chuyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người luôn chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách vẽ tranh minh họa truyện cổ tích đơn giản để giúp câu chuyện trở nên sinh động hơn.

1. Ý nghĩa của truyện cổ tích

Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian có tính chất hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, nội dung chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu như tiên, yêu tinh, ma quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá hay thần giữ của và thường họ sẽ có phép thuật, bùa mê.

Có thể nói, trong ký ức tuổi thơ của mỗi người đều có những câu chuyện thần kỳ trong thế giới cổ tích. Những câu chuyện diệu kỳ được bà hay mẹ kể giúp trẻ em lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn chứa những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, hay cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

vẽ tranh minh họa truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian có tính chất hư cấu

➤ Xem thêm: Thông tin tuyển sinh Cao Đẳng Dược HCM xét tuyển học bạ THPT năm 2020.

Những câu truyện cổ tích hấp dẫn dạy cho chúng ta biết cách suy nghĩ tích cực về cuộc sống, những cái đẹp hoàn mỹ. Đồng thời hướng người đọc sống hướng thiện, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, ác giả ác báo và thể hiện khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Bên cạnh đó, truyện cổ tích dành cho bé còn mang thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện, các bé sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ và hiếu thảo đối với ông bà.

Không chỉ vậy, truyện cổ tích còn có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Những câu chuyện mang giá trị nhân đạo, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc giúp các em trưởng thành, phát triển tư duy một cách lành mạnh. Ngoài ra, những lời văn đẹp đẽ trong các câu chuyện cổ tích còn bồi dưỡng cho trẻ năng lực thẩm mỹ, khả năng cảm thụ văn học, từ đó giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách phong phú và hiệu quả.

2. Hướng dẫn vẽ tranh minh họa truyện cổ tích đơn giản

Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích cũng là một phương pháp học tập thú vị đối với các em học sinh, bởi các em không chỉ hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mà qua đó còn truyền tải những ý tưởng độc đáo vào bức tranh của mình. Bên cạnh đó, những hình minh họa sinh động, bố cục sinh động giúp bé dễ dàng ghi nhớ được nội dung của câu chuyện.

Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Sọ Dừa

Sọ Dừa là một câu chuyện dân gian quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Câu chuyện là bài học khuyên răn con người về cách sống và cách cư xử trong xã hội. Truyện Sọ Dừa có mô típ thường thấy trong các tác phẩm truyện cổ tích khác đó là nhân vật chính có hoàn cảnh đặc biệt, sau đó vươn lên theo triết lý nhân quả “ở hiền gặp lành”, trong khi các nhân vật ác thì “gieo gió gặt bão”.

vẽ tranh minh họa truyện cổ tích

Sọ Dừa là một người mang lốt vật, có hình hại dị dạng và bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Tuy nhiên, Sọ Dừa là người có phẩm chất đạo đức tốt và  tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp và sống cuộc đời hạnh phúc. Do đó, truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích chú Cuội

Sự tích chú Cuội cung trăng là một truyền thuyết do người xưa nghĩ ra để giải thích hiện tượng trăng tròn vào những ngày rằm, hoặc khi mặt trăng có hình dạng lưỡi liềm. Khi quan sát mặt trăng sẽ thấy có hình ảnh giống như một cây đa và một chú Cuội ngồi trên đó.

vẽ tranh minh họa truyện cổ tích

Bên cạnh đó, thông qua hình tượng cung trăng và cây đa, sự tích chú Cuội gợi lên trong mỗi chúng ta nỗi nhớ quê hương da diết mỗi lần đi xa hoặc khi phải sống lập nghiệp xa quê hương.

Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Tấm Cám

Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích được truyền miệng trong dân gian đã rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Truyện cổ tích Tấm Cám được lồng ghép vào chương trình giáo dục bậc mầm non và tiểu học để truyền tải bài học quý báu về cách đối nhân xử thế và ứng xử với mọi người xung quanh. 

vẽ tranh minh họa truyện cổ tích

Bên cạnh đó, truyện Tấm Cám cũng đề cao đức tính làm người “ở hiền gặp lành”, cái thiện luôn chiến thắng cái ác và tránh làm những việc xấu để không sau này bị gặp quả báo. Khi vẽ tranh minh họa truyện cổ tích này, bạn cần chú ý vẽ hình ảnh trọng tâm là cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ. 

Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Thánh Gióng

Thánh Gióng là một câu chuyện quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Những truyền thuyết về Thánh Gióng được lưu truyền trong dân gian nhằm ca ngợi về một vị thánh bất tử được nhân dân tôn kính, thờ phụng. 

vẽ tranh minh họa truyện cổ tích

Thánh Gióng là người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, một hình tượng tiêu biểu trong thời kỳ vua Hùng xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, Thánh Gióng còn là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó được kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)